Vai trò của bảo hiểm

0
40

Bảo hiểm nhân thọ có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và trong cuộc sống của chúng ta? Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với mỗi cá nhân, gia đình:

  1. Tiết kiệm cho tương lai
  2. Bảo vệ tài chính
  3. Chia sẻ rủi ro

Chúng ta ai cũng có những kế hoạch trong tương lai cho bản thân và gia đình: Học vấn cho con cái, mua sắm thêm tài sản, tham quan du lịch, tuổi già an nhàn… Và chúng ta đều TIẾT KIỆM cho những mục đích này.

Vai trò của bảo hiểm

Nhưng không ai trong chúng ta có thể biết trước về những RỦI RO trong cuộc sống. Tử vong, bệnh hiểm nghèo và tai nạn có thể đến với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Nếu điều không may này xảy ra với người trụ cột, những dự định cho tương lai gia đình sẽ khó lòng có thể thực hiện. Hơn thế nữa, cuộc sống hàng ngày sẽ dễ dàng bị đảo lộn: Nhu cầu hàng ngày có thể bị hạn chế; những khoản nợ có thể sẽ xuất hiện; việc học của con có thể phải dừng lại,… Những câu hỏi lớn sẽ thách thức gia đình lúc này: Ai sẽ lo toan với gánh nặng tài chính gia đình? Có thể vay mượn từ đâu? Tài sản gì có thể bán đi?…

Nguồn tài chính dự phòng sẽ trở nên vô cùng quý giá trong hoàn cảnh này. Được chi trả quyền lợi khi người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro như bệnh tật, tai nạn, mất sớm, bảo hiểm nhân thọ chính là quỹ tài chính dự phòng hữu hiệu, giúp khách hàng khắc phục khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro.

Nhờ thế, những dự định và mong muốn của mỗi gia đình vẫn có thể tiếp tục được thực hiện. Có bảo hiểm nhân thọ, tài chính gia đình được đảm bảo vững chắc. Có bảo hiểm nhân thọ, những kế hoạch, ước mơ và dự định cho tương lai mới đảm bảo được thực hiện.

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống.

▪ Vai trò kinh tế của bảo hiểm

  • Góp phần ổn định tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
  • Đóng vai trò trung gian trong việc huy động vốn cho nền kinh tế.
  • Góp phần ổn định ngân sách quốc gia.
  • Thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

▪ Vai trò xã hội của bảo hiểm

  • Tạo thêm việc làm cho xã hội.
  • Góp phần đảm bảo an toàn cho nền kinh tế – xã hội.
  • Tạo nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về mặt tinh thần cho xã hội.

Ξ Bài liên quan:

GỬI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây