Mời các bạn cùng tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật được áp dụng trong kinh doanh bảo hiểm tại Việt nam.
1. Hệ thống văn bản pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm
1.1 Tầm quan trọng của pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm
– Bảo vệ người tham gia bảo hiểm.
– Bảo đảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
– Bảo đảm sự ổn định và phát triển cho cả ngành bảo hiểm và nền kinh tế nói chung.
1.2 Hệ thống văn bản pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm
NHÓM LUẬT | TÊN CÁC BỘ LUẬT |
Luật nền (Luật chung) | Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (áp dụng chung cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế) |
Luật về bảo hiểm | Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000; Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi 2010; Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh Bảo hiểm: – Nghị định 73, 98, Nghị định 48/2018/NĐ-CP_sửa đổi, bổ sung Nghị định 98/2013/ND-CP – Thông tư 28, 29, 115/2013/TT-BTC, Thông tư 130/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 115/2013/TT-BTC, 86/2014/TTLT-BTC-NHNN, 135/2012/TT-BTC, 52/2016/TT-BTC, 50/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 125/2012/TT-BTC; Thông tư 199/2014/TT-BTC sửa đổi Quyết định 150/2001/QĐ-BTC, Quyết định 1296/TC-QĐ-CĐKT – Quyết định 1296, 150, 315, 1871/QĐ-BTC công bố danh mục VB hết hiệu lực một phần (86/2014/TTLT-BTC-NHNN) |
Luật liên quan hoạt động KDBH |
– Luật thuế Giá trị gia tăng; Luật Thu nhập doanh nghiệp;
– Luật đấu thầu; Luật cạnh tranh; Luật xây dựng; … |
Luật kinh doanh Bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, gồm 9 chương và 129 điều. Phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh Bảo hiểm là hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, không bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tiền gửi,… Khi có xung đột giữa các nhóm luật thì áp dụng luật chuyên ngành. Nếu vấn đề không được quy định trong luật chuyên ngành thì áp dụng theo luật nền và các quy định khác liên quan.
2. Các quy định về Hợp đồng bảo hiểm
2.1 Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa BMBH và DNBH, trong đó BMBH phải đóng phí BH, còn DNBH phải trả tiền BH hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện BH.
2.2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm (theo đối tượng bảo hiểm)
- HĐBH con người
- HĐBH tài sản
- HĐBH trách nhiệm dân sự
2.3 Hình thức HĐBH
HĐBH được lập thành văn bản và do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo. Các văn bản, điều khoản hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng sẽ được hiểu theo hướng có lợi cho BMBH.
2.4 Nội dung HĐBH
HĐBH phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên/địa chỉ của DNBH/BMBH/NĐBH/NTH,
- Đối tượng BH,
- Số tiền BH/Giá trị tài sản được BH,
- Phạm vi BH/điều kiện BH/điều khoản BH,
- Thời hạn BH/Mức phí BH/phương thức đóng phí,
- Điều kiện loại trừ trách nhiệm BH,
- Thời hạn và phương thức giải quyết quyền lợi BH,
- Quy định về giải quyết tranh chấp,
- Ngày tháng năm giao kết hợp đồng,
- Một số nội dung khác do các bên tự thỏa thuận.
2.5 Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
- HĐBH đã được giao kết và BMBH đã đóng đủ phí BH.
- HĐBH đã được giao kết và có thỏa thuận giữa DNBH và BMBH về việc BMBH nợ phí BH.
- Có bằng chứng về việc HĐBH đã được giao kết và BMBH đã đóng đủ phí BH.
2.6 Quyền và nghĩa vụ các bên trong HĐBH
2.6.1 Quyền của BMBH
- Lựa chọn DNBH hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
- Yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản BH; cấp giấy chứng nhận BH hoặc đơn BH;
- Đơn phương đình chỉ HĐBH khi DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH; hoặc khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH, dẫn đến giảm các rủi ro được BH và BMBH đã yêu cầu DNBH giảm phí BH cho thời gian còn lại của HĐBH theo luật định nhưng DNBH không chấp nhận giảm phí;
- Yêu cầu DNBH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho NĐBH theo thỏa thuận trong HĐBH khi xảy ra sự kiện BH;
- Chuyển nhượng HĐBH theo thỏa thuận trong HĐBH hoặc theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tự do xem xét (thời gian cân nhắc), BMBH có quyền từ chối không tiếp tục tham gia bảo hiểm. DNBH hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng, không có lãi, sau khi trừ đi chi phí khám sức khỏe (nếu có).
2.6.2 Nghĩa vụ của BMBH
- Đóng phí BH đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong HĐBH;
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH;
- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH;
- Thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐHB;
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.6.3 Quyền của DNBH
- Thu phí BH theo thỏa thuận trong HĐBH;
- Yêu cầu BMBH cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐBH;
- Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH khi:
– BMBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền BH hoặc được bồi thường;
– BMBH không thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH;
– Có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH dẫn đến tăng các rủi ro được BH và DNBH tính lại phí BH cho thời gian còn lại của HĐBH theo luật định nhưng BMBH không chấp nhận tăng phí BH;
– BMBH không thể đóng được các khoản phí BH sau thời gian gia hạn đóng phí 60 ngày;
– NĐBH không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng BH và DNBH đã ấn định một thời hạn để NĐBH thực hiện các biện pháp đó, nhưng hết thời hạn này các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện.
- Từ chối trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho NĐBH trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm BH hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm BH theo thỏa thuận trong HĐBH;
- Yêu cầu BMBH áp dụng biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn STBH mà DNBH đã bồi thường cho NĐBH do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.6.4 Nghĩa vụ của DNBH
- Giải thích cho BMBH về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của BMBH;
- Cấp BMBH giấy chứng nhận BH, đơn BH ngay sau khi giao kết HĐBH;
- Trả tiền BH kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho NĐBH khi xảy ra sự kiện BH;
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền BH hoặc từ chối bồi thường;
- Phối hợp với BMBH để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm BH khi xảy ra sự kiện BH;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý với HĐBH con người
Nếu một trong số những người thụ hưởng cố ý hãm hại NĐBH chết trong thời gian HĐBH còn hiệu lực thì DNBH vẫn phải trả tiền BH cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong HĐBH.
2.7 Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác từ cả 2 phía: DNBH và BMBH.
- DNBN hoặc BMBH có quyền đơn phương đình chỉ HĐBH khi một trong hai bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật.
- DNBH có trách nhiệm bảo mật thông tin do BMBH cung cấp.
2.8 Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
- BMBH có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong HĐBH.
- BMBH có thời gian gia hạn đóng phí 60 ngày kể từ ngày đến hạn đóng phí. Trong thời gian gia hạn đóng phí mà BMBH chưa đóng phí, nếu xảy ra sự kiện BH thì tổn thất đó vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm BH.
- Nếu BMBH không đóng hoặc đóng không đủ phí BH thì DNBH không được khởi kiện đòi BMBH đóng phí BH.
- Nếu HĐBH đóng phí nhiều lần, BMBH đã đóng một hoặc vài lần nhưng không thể đóng các kỳ phí tiếp thì sau thời gian gia hạn 60 ngày, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ HĐBH và:
- Nếu HĐBH < 2 năm: DNBH không phải trả lại khoản phí BH mà BMBH đã đóng.
- Nếu HĐBH ≥ 2 năm: DNBH trả giá trị hoàn lại của HĐBH cho BMBH; hoặc HĐBH có thể khôi phục trong thời hạn 2 năm kể từ khi bị đình chỉ và BMBH đóng đủ số phí BH còn thiếu.
2.9 Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp DNBH không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong HĐBH và được DNBH phải giải thích rõ cho BMBH khi giao kết hợp đồng.
- Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) BMBH vi phạm pháp luật do vô ý;
b) BMBH có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm:
- DNBH không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) NĐBH chết do tự tử trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày HĐBH tiếp tục có hiệu lực;
b) NĐBH chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của BMBH hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) NĐBH chết do bị thi hành án tử hình.
Trong những trường hợp nói trên, DNBH phải trả cho BMBH giá trị hoàn lại của HĐBH hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu BMBH chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho NĐBH, DNBH vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong HĐBH.
2.10 Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ
- BMBH có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của NĐBH vào thời điểm giao kết HĐBH để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.
- Trong trường hợp BMBH thông báo sai tuổi của NĐBH, nhưng tuổi đúng của NĐBH không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì DNBH có quyền hủy bỏ HĐBH và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho BMBH sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp HĐBH đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì DNBH phải trả cho BMBH giá trị hoàn lại của HĐBH.
a) Trong trường hợp BMBH thông báo sai tuổi của NĐBH làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của NĐBH vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì DNBH có quyền yêu cầu BMBH đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với STBH đã thỏa thuận trong hợp đồng; hoặc giảm STBH đã thỏa thuận trong HĐBH tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
b) Trong trường hợp BMBH thông báo sai tuổi của NĐBH dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của NĐBH vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì DNBH phải hoàn trả cho BMBH số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng STBH đã thỏa thuận trong HĐBH tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
2.11 Thay đổi HĐBH và hậu quả pháp lý
2.11.1 Vô hiệu HĐBH
- BMBH hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH.
- BMBH không có quyền lợi có thể được BH.
- Thời điểm giao kết HĐBH, đối tượng bảo hiểm không tồn tại.
- Thời điểm giao kết HĐBH, BMBH biết sự kiện BH đã xảy ra.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2.11.2 Chấm dứt HĐBH và hậu quả pháp lý
NGUYÊN NHÂN | CÁCH XỬ LÝ |
BMBH không còn quyền lợi có thể được BH. | DNBH hoàn lại phí BH của thời gian còn lại của HĐBH, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý. |
BMBH không đóng đủ/không đóng phí BH theo thời hạn thỏa thuận trong HĐBH, trừ phi có thỏa thuận khác. | BMBH vẫn phải đóng đủ phí đến thời điểm chấm dứt HĐBH (không áp dụng với BH con người). |
BMBH không đóng đủ phí BH trong thời gian gia hạn đóng phí BH theo thỏa thuận trong HĐBH. | DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sự kiện BH xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; BMBH vẫn phải đóng phí BH cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận (không áp dụng với BH con người). |
2.11.3 Sửa đổi, bổ sung HĐBH
Các bên thỏa thuận bằng văn bản khi sửa đổi, bổ sung:
- Phí
- Điều kiện
- Điều khoản BH
2.11.4 Chuyển nhượng HĐBH
- Người nhận chuyển nhượng trở thành BMBH mới
- BMBH đề nghị bằng văn bản
- DNBH chấp nhận bằng văn bản
2.12 Các quy định về thời hạn
Thời hạn yêu cầu trả tiền BH: 1 năm kể từ:
- Ngày xảy ra sự kiện BH.
- Ngày BMBH biết việc xảy ra sự kiện BH.
- Ngày người thứ 3 yêu cầu.
Thời hạn trả tiền BH:
- Theo thời hạn thỏa thuận trong HĐBH.
- 5 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ (nếu không có thỏa thuận).
Thời hiệu khởi kiện: 3 năm từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
3. Quy định về hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
3.1 Bảo hộ của nhà nước với kinh doanh bảo hiểm
Theo điều 4, Luật kinh doanh Bảo hiểm, Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân
tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
3.2 Mô hình doanh nghiệp bảo hiểm
- Công ty TNHH Bảo hiểm
- Công ty Cổ phần Bảo hiểm
- Hợp tác xã bảo hiểm
- Tổ chức Bảo hiểm Tương hỗ
Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp giấy phép.
3.3 Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
Được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;
– Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
3.4 Điều kiện để được cấp phép thành lập và kinh doanh bảo hiểm
- Vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định.
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về BH.
- Bên góp vốn phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập DNBH.
Thay đổi nội dung giấy phép thành lập và hoạt động của DNBH
Mọi thay đổi liên quan đến nội dung giấy phép thành lập và hoạt động phải được Bộ Tài chính chấp
thuận bằng văn bản, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ, vốn được cấp;
- Mở/chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài.
Quy định về nhân sự của doanh nghiệp bảo hiểm
- Các bổ nhiệm, thay đổi sau phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty).
- Tổng giám đốc (Giám đốc).
- Chuyên gia tính toán của DNBH nhân thọ, DNBH sức khỏe.
- Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3.5 Quy định về vốn pháp định
Loại hình DNBH | Sản phẩm kinh doanh | Quy định về vốn pháp định |
Phi nhân thọ | Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng |
Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh |
350 tỷ đồng | |
Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh |
400 tỷ đồng | |
Nhân thọ | Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe | 600 tỷ đồng |
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí |
800 tỷ đồng | |
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí |
1.000 tỷ đồng | |
Sức khỏe | Bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng |
Chi nhánh nước ngoài | Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe | 200 tỷ đồng |
Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh |
250 tỷ đồng | |
Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh |
300 tỷ đồng | |
Tái bảo hiểm | Tái bảo hiểm phi nhân thọ, hoặc tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 400 tỷ đồng |
Tái bảo hiểm nhân thọ, hoặc tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe |
700 tỷ đồng | |
Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe |
1.100 tỷ đồng | |
Môi giới bảo hiểm | Môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm | 4 tỷ đồng |
Môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm | 8 tỷ đồng |
3.6 Nội dung hoạt động của DNBH
- Kinh doanh BH, kinh doanh tái BH
- Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất
- Giám định tổn thất
- Xem xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
- Quản lý quỹ và đầu tư vốn
- Các hoạt động khác theo quy định
- DNBH nhân thọ không được kinh doanh nghiệp vụ BH phi nhân thọ và ngược lại.
- DNBH nhân thọ và phi nhân thọ được kinh doanh nghiệp vụ BH sức khỏe và BH tai nạn.
3.7 Quy định về khai thác bảo hiểm
Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
- BH bắt buộc: Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản BH, mức phí BH, số tiền BH tối thiểu đối với từng loại hình BH bắt buộc.
- BH phi nhân thọ: Đối với BH xe cơ giới, DNBH phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi triển khai; đối với các sản phẩm phi nhân thọ khác, DNBH được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản và biểu phí BH.
- BH nhân thọ, BH sức khỏe: DNBH phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí BH được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Các văn bản, điều khoản không rõ ràng sẽ được hiểu theo hướng có lợi cho BMBH.
Nguyên tắc chung về khai thác bảo hiểm
- Đảm bảo yêu cầu trung thực, công khai, minh bạch trong việc giới thiệu sản phẩm; tài liệu giới thiệu sản phẩm phải rõ ràng, dễ hiểu, không chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm, không trái với Quy tắc, điều khoản BH của sản phẩm.
- Nhân viên bán hàng trực tiếp của DNBH, chi nhánh nước ngoài tối thiểu phải có chứng chỉ ĐLBH hoặc chứng chỉ đào tạo về các nghiệp vụ đang triển khai.
- Trước khi giao kết HĐBH phải tìm hiểu rõ các thông tin cần thiết về khách hàng, cân nhắc khả năng tài chính và năng lực chuyên môn của doanh nghiệp, đảm bảo duy trì các nguồn lực tài chính, khả năng thanh toán và các hệ thống quản lý rủi ro; đảm bảo không phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng BH có cùng mức độ rủi ro.
- Các nguyên tắc khác về cung cấp thông tin, phân tích nhu cầu, tài liệu minh họa…
Các hành vi bị cấm trong khai thác bảo hiểm
- Cấu kết giữa các DNBH hoặc giữa DNBH với BMBH nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn DNBH.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện BH, làm tổn hại lợi ích hợp pháp của BMBH.
- Tranh giành khách hàng, ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của DNBH, ĐLBH, DN môi giới BH khác.
- Khuyến mại bất hợp pháp.
- Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.
Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm
- Trực tiếp;
- Thông qua Đại lý bảo hiểm, môi giới BH;
- Thông qua đấu thầu;
- Thông qua giao dịch điện tử;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3.8 Quy định về tài chính và thận trọng trong kinh doanh bảo hiểm
Dự phòng nghiệp vụ
Mục đích: Thanh toán cho những trách nhiệm BH đã được xác định trước và phát sinh từ các HĐBH đã giao kết.
Bảo hiểm nhân thọ: Trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bao gồm:
- Dự phòng toán học
- Dự phòng phí chưa được hưởng
- Dự phòng bồi thường
- Dự phòng chia lãi
- Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết
- Dự phòng bảo đảm cân đối
Bảo hiểm phi nhân thọ: Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ BH hoặc HĐBH, bao gồm:
- Dự phòng phí chưa được hưởng.
- Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết.
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Bảo hiểm sức khỏe: Trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, bao gồm:
- Dự phòng toán học.
- Dự phòng phí chưa được hưởng.
- Dự phòng bồi thường.
- Dự phòng bảo đảm cân đối.
Tái BH nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe: Bao gồm các loại dự phòng nghiệp vụ tương ứng với BH nhân thọ, BH phi nhân thọ, BH sức khỏe như trên.
Quỹ dự trữ bắt buộc
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán (tăng khả năng tài chính của DNBH). Đây là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng tài chính của DNBH.
Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
Quỹ bảo vệ NĐBH
Nhằm bảo vệ quyền lợi của NĐBH trong trường hợp DNBH phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Đối tượng nộp quỹ: DN bảo hiểm, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài (trừ DN tái bảo hiểm).
Được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu phí BH giữ lại của các HĐBH gốc trong năm tài chính trước liền kề của DNBH.
Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ NĐBH:
- Hợp đồng BHNT, BHSK: Chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DNBH; không quá 200 triệu đồng/NĐBH/HĐ.
- Hợp đồng phi nhân thọ: Chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của DNBH; không quá 100 triệu đồng/HĐ.
Biên khả năng thanh toán
Là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của DNBH tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Biên khả năng thanh toán của DNBH phải không nhỏ hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. DNBH bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của DNBH thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Với doanh nghiệp BH Phi nhân thọ: là số lớn hơn của (25% tổng phí BH thực giữ lại) hoặc (12,5% tổng phí BH gốc + phí nhận tái BH).
- Với doanh nghiệp BH Nhân thọ, doanh nghiệp BH Sức khỏe:
a) Đối với HĐBH liên kết đơn vị: 1,5% dự phòng nghiệp vụ BH + 0,3% STBH chịu rủi ro;
b) Đối với HĐBH liên kết chung và HĐBH hưu trí: 4% dự phòng nghiệp vụ BH+ 0,3% STBH chịu rủi ro;
c) Đối với HĐBH nhân thọ khác và HĐBH sức khỏe:
-
-
- Có thời hạn 05 năm trở xuống: 4% dự phòng nghiệp vụ BH + 0,1% STBH chịu rủi ro;
- Có thời hạn trên 05 năm: 4% dự phòng nghiệp vụ BH + 0,3% STBH chịu rủi ro.
-
Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, DNBH phải:
- Chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán,
- Báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán,
- Củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp,
- Thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận,
- Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu
cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
DNBH chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
Các lĩnh vực đầu tư | DNBH nhân thọ, DNBH sức khỏe | DNBH phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài |
Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu/trái phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. | Không hạn chế | Không hạn chế |
Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ |
Tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. | Tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. |
Góp vốn vào các DN khác | Tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. | Tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. |
Kinh doanh bất động sản | Tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. |
Tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. |
Chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính
- Chế độ kế toán theo pháp luật về kế toán.
- Quản trị tài chính theo nguyên tắc, chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định.
- Báo cáo tài chính theo pháp luật quy định; báo cáo tài chính hàng năm do tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
- Công khai báo cáo tài chính theo luật định.
3.9 Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa các DNBH
Việc chuyển giao toàn bộ HĐBH của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các DNBH được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) DNBH chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thỏa thuận giữa các DNBH.
Trong trường hợp DNBH có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thỏa thuận được việc chuyển giao HĐBH cho DNBH khác thì Bộ Tài chính chỉ định DNBH nhận chuyển giao.
Việc chuyển giao HĐBH được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
- DNBH nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
- Các quyền và nghĩa vụ theo HĐBH được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn HĐBH;
- Việc chuyển giao HĐBH phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ HĐBH được chuyển giao.
Việc chuyển giao HĐBH được thực hiện theo thủ tục sau đây:
- DNBH chuyển giao HĐBH phải có đơn đề nghị chuyển giao HĐBH gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao HĐBH, doanh nghiệp chuyển giao HĐBH phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho BMBH bằng văn bản.
3.10 Bảo hiểm cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu BH thì được lựa chọn tham gia BH tại DNBH hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ BH qua biên giới.
4. Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Bộ Tài chính: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về KDBH.
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Phối hợp với Bộ Tài Chính trong việc xây dựng các chính sách chế độ liên quan đến kinh doanh bảo hiểm.
Ủy ban nhân dân các cấp: Giải quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm: Thanh tra, tổ chức hoạt động thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
“Bảo hiểm nhân thọ giúp tạo ra cảm giác bình an trong tâm hồn để thực hiện các ước mơ khi nguồn thu nhập đã được đảm bảo.”
SOLOMON HUEBNER
Ξ Bài liên quan: