Phân loại bảo hiểm

0
12

Bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm hiện nay

1. Phân loại theo Luật kinh doanh Bảo hiểm

1.1. Bảo hiểm Nhân thọ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện BH cho sự kiện:

  • Người được bảo hiểm sống đến hết thời hạn bảo hiểm.
  • Người được bảo hiểm bị chết trong thời hạn bảo hiểm.
  • Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong thời hạn bảo hiểm.

1.2Bảo hiểm Phi nhân thọ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Bao gồm:

  • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
  • Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
  • Bảo hiểm hàng không
  • Bảo hiểm xe cơ giới
  • Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
  • Bảo hiểm cháy, nổ
  • Bảo hiểm trách nhiệm
  • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
  • Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
  • Bảo hiểm nông nghiệp

1.3. Bảo hiểm sức khỏe: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe. Bao gồm:

  • BH tai nạn con người: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24; bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm học sinh.
  • BH y tế: Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật; bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
  • BH chăm sóc sức khỏe: chi phí khám bệnh, chi phí cấp cứu, điều trị cấp cứu.

Phân loại bảo hiểm

2. Phân loại theo đối tượng Bảo hiểm

2.1 Bảo hiểm tài sản: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

2.3 Bảo hiểm con người: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ con người.

3. Phân loại theo kỹ thuật quản lý hợp đồng bảo hiểm

3.1 Nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật phân chia: Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm ngắn (thường ≤ 1 năm), thường là bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.

3.2 Nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật tồn tích: Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm dài (> 1 năm), chủ yếu là bảo hiểm nhân thọ.

4. Phân loại theo hình thức bảo hiểm

4.1 Bảo hiểm tự nguyện: Loại bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được ký kết theo ý muốn của người được bảo hiểm và
dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên (Doanh nghiệp bảo hiểm và Bên mua bảo hiểm), ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ.

4.2 Bảo hiểm bắt buộc: Loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện, với mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Bao gồm:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
  • Bảo hiểm cháy nổ.

Ξ Bài liên quan:

GỬI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây