Biến stress thành bạn

0
54

Bạn đã bao giờ STRESS vì: Không chốt được hợp đồng? Không hài lòng với kết quả của một ngày làm việc? Bạn làm gì để biến stress thành bạn?

Kelly McGonigal, nhà tâm lý học nghiên cứu về sự liên kết giữa cơ thể-trí óc, dành nhiều năm để chia sẻ với mọi người rằng stress làm gia tăng nguy cơ của mọi thứ từ bệnh cảm thông thường đến bệnh tim. Nhưng cô đã thay đổi suy nghĩ sau khi đọc được một nghiên cứu về stress. 

Nghiên cứu đó được thực hiện với 30.000 người trưởng thành tại Mỹ trong vòng 8 năm. Nhóm nghiên cứu yêu cầu những người tham gia chia sẻ về mức độ stress mà họ gặp phải trong cuộc sống, cũng như quan niệm của họ về việc stress tác động xấu đến sức khỏe. Nghiên cứu tiếp tục ghi nhận trong suốt 8 năm kế tiếp để nhận biết những ai đã tử vong.

Biến stress thành bạn
Ảnh: TanyaRu

Khởi đầu với tin xấu là mức độ stress cao đã gia tăng nguy cơ tử vong lên đến 43%. Nhưng điều đó chỉ đúng với những ai tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Theo nghiên cứu, những người có tình trạng stress cao nhưng không cho rằng stress gây hại thì có mức độ nguy cơ tử vong thấp nhất trong những người tham gia nghiên cứu – thậm chí khi so sánh
với những người gặp tương đối ít stress.

Khởi đầu với tin xấu là mức độ stress cao đã gia tăng nguy cơ tử vong lên đến 43%. Nhưng điều đó chỉ đúng với những ai tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Theo nghiên cứu, những người có tình trạng stress cao nhưng không cho rằng stress gây hại thì có mức độ nguy cơ tử vong thấp nhất trong những người tham gia nghiên cứu – thậm chí khi so sánh
với những người gặp tương đối ít stress.

TÌM KIẾM SỰ TÍCH CỰC ẨN TRONG STRESS

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi con người hiểu rõ về stress và nghĩ stress theo chiều hướng tích cực hơn, họ sẽ trở nên hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công hơn. Sau đây là cách biến quan niệm về ảnh hưởng của stress thành điểm lợi thế:

Nghĩ khác về Tim đập nhanh

Human heart
Ảnh: Science Photo Library

Khi stress, cơ thể ta thường phản ứng như sau: nhịp tim tăng, huyết áp cũng tăng, các mạch máu bị co lại. Do vậy, stress mãn tính thường có liên quan đến bệnh tim. Nhưng khi những người tham gia nghiên cứu này xem phản ứng với stress là có lợi, các mạch máu của họ vẫn thư giãn thoải mái.

Tim họ vẫn đập nhanh nhưng huyết áp không tăng lên. Đây là dấu hiệu tim mạch khỏe mạnh – cơ thể và não bộ đầy năng lượng chinh phục mọi thách thức. Nó giống như những gì

xảy ra trong cơ thể bạn khi vui sướng. Trong cuộc sống đầy stress, việc thay đổi quan điểm, xem stress là có lợi sẽ tạo nên khác biệt trong cuộc sống của 1 người khi họ có thể gặp cơn đau tim do stress ở tuổi 50 hoặc sống thật khỏe mạnh đến tuổi 90.

Lắng nghe khi cơ thể bạn mách bảo bạn cần chia sẻ

Ảnh: Wildpixel

Khi bị stress, cơ thể bạn giải phóng oxytocin, một hooc-môn thần kinh điều chỉnh các bản năng xã hội của não. Vì vậy, theo Kelly, “Khi stress, bạn sẽ muốn giải tỏa cảm xúc hiện tại với ai đó.

Điều này khuyến khích bạn trút mọi suy nghĩ, từ đó cả hai có thể đồng cảm. Và nó cũng mang đến cho bạn thêm sự can đảm mà bạn cần để yêu cầu sự hỗ trợ – và để tiến gần lại, giúp đỡ những người khác”.

Kelly đúc kết, “Bạn nghĩ về stress như thế nào, và khi bạn thay đổi suy nghĩ về stress, bạn thay đổi luôn cách stress gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn”.

Theo tạp chí MDRT

Ξ Bài liên quan

GỬI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây